Vietnamese English

Lựa chọn máy chấm công tốt cho doanh nghiệp

Ngày đăng tin: 15:11:58 - 19/10/2015 - Số lần xem: 1419

Hiện nay Máy chấm công không còn xa lạ trong hoạt động của các doanh nghiệp nữa. Trong thực tế máy chấm công đã giúp ích rất nhiều cho kế toán doanh nghiệp thực hiện việc chấm công nhân viên, in bảng chấm công vào cuối tháng rất dễ dàng. Khi doanh nghiệp bạn cần chọn mua máy chấm công vân tay hay máy chấm công thẻ từ thì bạn cũng cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật của thiết bị chấm công, từ các thông số kỹ thuật của máy chấm công bạn có thể xác định được nó có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp bạn hay không ?  Bài viết này VKEN sẽ giới thiệu cho các bạn một số tính năng cơ bản mà bạn cần quan tâm trước khi chọn mua máy chấm công.
Thông số kỹ thuật máy chấm công:
1. Bộ nhớ lưu trữ của thiết bị chấm công : Trong đó có một số loại bộ nhớ tùy theo dòng máy chấm công.
- Bộ nhớ khả năng quản lý người dùng: là số lượng nhân viên (user) mà máy chấm công có thể quản lý, thông số này là cần thiết vì nếu bạn chọn máy có bộ nhớ ít hơn so với nhân viên thì bạn sẽ cần phải tốn thêm chi phí mua thêm 1 chiếc máy nữa rất lãng phí.
- Bộ nhớ vân tay nhân viên: là số lượng vân tay mà máy có thể quản lý, thông số này cho bạn biết được số lượng vân tay mà bạn có thể đăng ký trên thiết bị (mỗi người dùng có thể đăng ký từ 1 đến 10 ngón tay). Các dòng máy chấm công bằng vân tay sẽ có thông số này.
- Bộ nhớ thẻ từ: là số lượng thẻ cảm ứng (thẻ từ) mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng được đăng ký 1 thẻ). Các dòng máy chấm công bằng thẻ từ sẽ có các thông số này.
- Bộ nhớ khuôn mặt nhân viên: là số lượng khuôn mặt tối đa mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng đăng ký 1 khuôn mặt). Thông số này chỉ có trên các dòng máy chấm công nhận diện khuôn mặt, số ít có tích hợp trên các máy chấm công cao cấp của các hãng như Suprema, virdi...
- Bộ nhớ sự kiện: là số bản ghi (log record) tối đa mà máy có thể lưu trên máy, mỗi lần xác nhận (chấm công) của người dùng (có thể là vân tay, thẻ cảm ứng…) máy sẽ lưu các thông tin xác nhật đó lại (thời gian, trạng thái, ID…) để khi cần phần mềm có thể download về xử lý, mỗi lần người dùng xác nhận được tính một bản ghi và khi số bản ghi này đầy máy chấm công sẽ không cho phép bạn chấm công thêm lần nào nưa (phần mềm tải về và xóa các bản ghi đi để tiếp tục lưu, thường thì việc này các phần mềm chấm công tự động làm).
2. Phương thức kết nối: là các chuẩn kết nối mà máy chấm công hỗ trợ để kết nối với máy tính (RS232, RS485, RS442, ethernet, USB, WIFI…).
3. Kích thước: Gồm chiều cao, chiều rộng, độ dày của máy. Bạn nên xem xét trước khi mua tránh trường hợp vị trí lắp đặt lại nhỏ hơn so với kích thước của máy.
4. Công nghệ vân tay: Đối với các máy chấm công có chức năng xác nhận vân tay thì ở thời điểm hiện tại các máy chấm công hỗ trợ 2 công nghệ quang học và điện dung. Hiện nay các máy dùng công nghệ quang học phổ biến hơn các máy dùng công nghệ điện dung bởi vì tuy có thể chống được một số các vân tay giả nhưng giá thành của máy dùng công nghệ điện dung lại đắt hơn so với máy dùng công nghệ quang học.
5. Môi trường làm việc: một số may cham cong có khả năng chống nước, chống bụi bẩn, chống va đập… bạn cần quan tâm thông số này nếu điểm lắp đặt máy có môi trườngng khắc nhiệt.

Chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0904 954 981  hoặc truy cập website www.Vken.com.vn để tham khảo thông tin chi tiết.


Các tin khác